ĐỊNH CƯ ĐỨC
1. ĐẤT NƯỚC
Đức được xem là cái nôi văn hóa của Châu Âu và nhiều người còn xem nơi đây là một trong những nôi văn hóa của cả loài người. Nói đến Đức, người ta nghĩ ngay đến Berlin và những tòa lâu đài lộng lẫy, đến Beethoven nhà nhạc sĩ tài ba hay Albert Einstein nhà vật lý huyền thoại.
Đến với nước Đức bạn sẽ như bước vào một thiên đường của những gì gọi là kiệt tác mà con người tạo ra, từ dòng nhạc cổ điển say lòng đến mùi vị thơm ngon có một không hai của những chiếc bánh mì Đức nổi tiếng hay những cỗ máy bạc tỷ huyền thoại làm nên thương hiệu ô tô đình đám trên thế giới
Nước Đức nằm tại trung tâm của Châu Âu. Nước này có biên giới với Đan Mạch ở phía Bắc, Cộng hòa Séc và Ba Lan ở phía Đông, Áo ở phía Đông Nam; Phía Tây-Tây Nam giáp với Thụy Sỹ; Tây Bắc giáp với Hà Lan. Toàn bộ phía Bắc là vùng biển Bắc (North Sea) và biển Baltic. Về diện tích, nước Đức rộng khoảng 357,021 km2, với hơn 80 triệu người,tương đương với Việt Nam, và là nước có diện tích lớn thứ 7 tại Châu Âu và 62 trên thế giới.
Nước Đức chia làm 3 vùng: Bắc, Trung, Nam. Phía Nam là vùng đồi núi, lưng dựa vào núi Alps. Nơi đây đặt nhiều nhà máy và là khu sản xuất chính của Đức. Nơi đây cũng là vùng giầu có nhất, vì đây là nơi đặt đại bản doanh và nhà máy của các tập đoàn lớn của Đức như tập đoàn dược phẩm Bayer; Tập đoàn sản xuất ô tô Daimler, chủ của thương hiệu Mercerdez…..
Miền trung, có địa hình phần lớn là vùng trung du, có nhiều khu du lịch đẹp và nổi tiếng; còn miền nam là vùng đồng bằng rộng lớn cũng là vùng phát triển nông nghiệp và cung cấp thực phẩm cho cả nước. Điều đáng nói là lượng người làm trong Nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2% dân số và có xu hướng chuyển sang làm các ngành dịch vụ. Đáng buồn là miền nam lại là vùng nghèo nhất nước.
Nước Đức còn có hồ nước ngọt Constance, hồ nước ngọt lớn thứ 3 tại trung tâm Châu Âu, nguồn cung cấp nước chính cho toàn bộ phía nam nước Đức. Hồ này rộng 571km2. Lượng nước trong hồ được bắt nguồn từ sông Rhine, con sông lớn thứ 2 tại trung Âu, chỉ sau sông Danube. Hồ này không chỉ của riêng nước Đức mà 1 phần khác thuộc về Áo và Thụy Sỹ. Tại đây cũng có trường Đại học Konzstance, 1 trong 10 trường đại học tốt nhất của Đức
2. CON NGƯỜI
Tính cách
Mặc dù mỗi vùng miền có một nét đặc trưng riêng nhưng người Đức nói chung có thể tổng kết lại với những tính cách sau đây:
Thẳng thắn và rõ ràng
Người Đức nổi tiếng với tình cách thẳng thẳng thắn và rõ rằng. Cụ thể là trong việc góp ý hay đánh giá (khả năng hiểu biết cũng như từ chối hay yêu cầu (sự giúp đỡ). Bạn có thể thấy shock hay đừng buồn quá khi nhận được những lời góp ý quá thẳng thắn của họ. Tính rõ ràng được thể hiện ở chỗ: họ luôn luôn đặt ra câu hỏi Tại sao mỗi khi bạn đưa ra câu hỏi. Chính vì vậy đừng đưa ra câu câu trả lời khi bạn chưa hiểu chuẩn bị cho câu hỏi: TẠI SAO?
Tiết kiệm
Người Đức là những người sống cần kiệm hơn so với những nơi khác. Tính tiết kiệm của họ được thể hiện qua việc họ chỉ sống “VỪA ĐỦ” thôi. Ví dụ:
- Nước sinh hoạt chẳng hạn, ngoài việc bạn phải trả tiền nước sinh hoạt ra, bạn phải trả tiền xử lý nước thải nữa. Mà tiền xử lý nước thải này có khi đắt gắp 2 đến 3 lần so với tiền mua nước sạch. Chính vì vậy, người Đức rất tiết kiệm khi sử dụng nước. Một người Đức thông thường sẽ tắm 3 lần một tuần( thường dùng vòi hoa sen và không tắm quá lâu) còn quần áo thường 3 ngày giặt một lần. Vì môi trường tại Đức khá sạch, hầu như không có bụi nên bạn không nên quá lo lắng về vấn đề vệ sinh cơ thể.
Hay như về ăn uống, người Đức thường cũng chỉ nấu vừa đủ, có khi còn hơi thiếu. Các đồ ăn thừa thường được bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng cho lần sau
- Lò sưởi: Về mùa đông và mùa thu, thời tiết ở Đức khá lạnh và người ta phải thường xuyên sử dụng lò sưởi. Do chi phí sử dụng sưởi khá cao, chính vì vậy người ta chỉ dùng ở mức đủ ấm và luôn tắt các thiết bị khi ra khỏi phòng.
- Đi lại: Người Đức hạn chế nhất có thể việc sử dụng các phương tiện cá nhân như đi ô tô hay đi xe máy. Thay vào đó là các phương tiên như đi xe buýt, tàu điện ngầm hay tầu hỏa. Đặc biệt là đi xe đạp. Bạn đừng ngạc nhiên khi tới các thành phố, như Munster chẳng hạn, dân văn văn phòng mặc vest và xắn quần để đạp xe tới trường.
Tính kỷ luật cao
Bên cạnh việc đúng giờ, người Đức luôn rất nghiêm túc trong công việc. Họ đến rất đúng giờ, làm hết mình. Không buôn chuyện hay làm việc riêng tại nơi làm việc. Thậm chí, các công ty không cho nhân viên được sử dụng Facebook hoặc điện thoại tại nơi làm việc. Nếu bạn có vô tình sử dụng điện thoại thì chắc chắn, người bên cạnh sẽ nhắc nhở bạn chứ không cần tới cấp trên can thiệp. Họ không dựa dẫm hay ỷ lại vào đồng nghiệp. Cái gì có thể làm tốt hơn cho chủ, họ sẵn sàng làm mà không lo thiệt hơn.
Gắn bó với công việc
Thường nghe các nước Phương tây, người dân thường di chuyển nhiều, thay đổi công việc và chỗ làm cũng lắm, ít khi làm lâu một nơi. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng đối với Đức. Người Đức quần cư theo gia đình khá cao. Với họ, tính ổn định được ưu tiên trên hết. Chính vì thế khi mới đi học, họ đã “cầy” từ ghế nhà trường và thường gắn bố với nơi làm việc và ít bay nhảy. Lượng nhân viên gắn bó với một công ty 30-40 năm là rất lớn. Thậm chí họ còn coi đây là niềm tự hào của mình và chẳng khác gì người Nhật.
3. VĂN HÓA
Là một đất nước có truyền thống lâu đời nên những nét văn hóa Đức không lẫn với bất kỳ quốc gia nào. Ở Đức bạn sẽ nhận ra một đất nước mà người ta yêu sách, tôn trọng người đối diện cũng như vị trí mà họ đang có theo một cách rất nghiêm túc. Sự thiện ý, tôn trọng và hiểu về con người, văn hóa Đức sẽ giúp bạn có được một cuộc sống khá thú vị từ đất nước đáng mến này trong suốt quá trình du học
Đức – một đất nước đẹp cả trong văn hóa và con người
Văn hóa giao tiếp
Trong văn hóa giao tiếp của người Đức, người đến sau là người chào hỏi, người có vị trí thấp hơn là người lên tiếng giới thiệu trước. Khi giao tiếp hàng ngày, bạn hãy tôn trọng văn hóa này, hãy để người đến sau chào hỏi, chỉ khi họ không nhìn thấy bạn thì bạn mới nên mở lời chào trước.
Với người Đức, cách xưng hô cũng là một văn hóa. Văn hóa người Đức gọi tên kèm theo hàm vị, thứ bậc. Từ tiến sĩ trở lên, cái tên luôn đi kèm với tước vị. Còn lại, họ thường gọi đầy đủ tên ghép của người đối diện mình trong cuộc giao tiếp. Đó là một cách thể hiện sự tôn trọng mà văn hóa Đức lưu giữ nhiều đời nay.
Văn hóa ứng xử
Về ứng xử, bạn không nên đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị trong cuộc nói chuyện bình thường. Bằng sự đồng điệu trong suy nghĩ và tương đồng trong các câu chuyện bạn sẽ mang lại bầu không khí cởi mở, thân thiện. Đó là điều mà người Đức luôn hướng đến. Đặc biệt tránh các lối nói chuyện đả kích hay phê phán, tranh luận hùng hổ.
Nét văn hóa ứng xử của người Đức luôn lịch thiệp và vui vẻ
Ngoài ra, đến Đức, bạn tuyệt đối đừng bao giờ từ chối việc nhận được cử chỉ lịch thiệp là mở cửa, cởi/mặc áo choàng từ người khác. Đó là một nét văn hóa đặc trưng thể hiện sự tôn trọng trong ứng xử của người Đức. Không nên sử dụng lời khen ngợi hay tán dương một cách lố bịch. Đất nước này yêu những gì chân thật. Nếu bạn không muốn bị cho rằng không có văn hóa ứng xử nên sử dụng lời khen đúng và đủ để làm hài lòng người đối diện.
Văn hóa đúng giờ
Ở đất nước văn hóa này thì việc đúng giờ là một sự nghiễm nhiên. Bạn không nên trễ hẹn, trễ giờ với bất kỳ ai.Việc đúng giờ thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho họ và thái độ nghiêm túc với cuộc hẹn. Nó sẽ mang đến bạn nhiều thuận lợi hơn là phiền toái.
Văn hóa riêng tư
Với người Đức sự riêng tư là quyền được tôn trọng cao nhất. Vậy nên khi gặp gỡ hay đi qua nhau, bạn nên giữ một khoảng cách đủ để họ thấy an toàn. Đứng sán lại gần, đó là hành vi khiếm nhã và khiến họ thấy không được tôn trọng.
Văn hóa kinh doanh
Kinh doanh cũng là một lĩnh vực thể hiện rõ rệt nhất nét văn hóa Đức điển hình. Người Đức ưa sự nghiêm túc, đơn giản. Hãy mặc vest khi đi gặp đối tác, tránh sử dụng trang sức, phụ kiện nhiều và trang điểm lòe loẹt. Khi gặp nhau, những người quen nhau sẽ ưu tiên chào hỏi trước, sau đó đến thứ bậc. Bên nào cấp bậc thấp hơn thì chào và giới thiệu đoàn của mình, sau đó đến bên kia. Người có bậc cao nhất sẽ giới thiệu những người còn lại trong đoàn.
4. PHÚC LỢI XÃ HỘI
Trợ cấp xã hội:
- Một người độc thân nhận được 721,45 Euro tiền trợ cấp thất nghiệp mỗi tháng theo quy chế Hartz IV, trong đó có 268 Euro dành cho việc thuê nhà và sưởi ấm & 161 Euro tiền bảo hiểm xã hội.
- Một người thất nghiệp có con nhỏ sống độc thân sẽ nhận được 882,02 Euro mỗi tháng, trong đó có 405 Euro dành cho nhà ở, sưởi ấm, và 144 Euro bảo hiểm xã hội.
- Một cặp vợ chồng cùng với con, nếu thất nghiệp sẽ nhận được 1169,83 Euro tiền trợ cấp mỗi tháng, trong đó có 504 Euro tiền nhà và sưởi ấm, và 196 Euro phí bảo hiểm xã hội.
- Các gia đình có từ 5 người trở lên sẽ nhận được tới 1417,37 Euro, trong đó 606 Euro là tiền nhà và sưởi ấm, và 203 Euro tiền phí bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra Đức còn cung cấp tiền Kindergeld (child benefit) nhiều nhất nhì Châu Âu, càng nhiều con, số tiền nhận càng nhiều cho mỗi đứa bé từ 189-204€/ bé. Tiền cấp cũng dài hơn so nhiều nước từ 0-18 tuổi và 18-25 (nếu tiếp tục đi học). Điều này hoàn toàn nhiều hơn khi so sánh với UK , Pháp, ireland… cộng thêm chí phí nuôi con lại tương đối thấp khi so sánh với nhiều nước như Bắc Âu và UK.
Chưa kể Đức là nước duy nhất trên thế giới có chính sách khuyến khích sinh nở khi cấp Elterngeld (tiền cho bố mẹ) để ở nhà chăm con trong 12 tháng. Số tiền sẽ cấp cho cả vợ và chồng tuỳ thu nhập đi làm hay không , nếu đi làm sẽ được giảm giờ làm dưới 30h/tuần và vẫn được nhận nguyên lương cùng tiền cha mẹ. Tổng số tiền Trung Bình cha mẹ nhận được khi sinh một bé là khoảng 6 nghìn Euro. Quan trọng là số tiền này cấp cho tất cả những ai sinh sống tại Đức (trừ du học sinh)
5. GIÁO DỤC
Đức là nước có nền giáo dục khá phát triển trên thế giới. Học sinh được miễn phí từ nhà trẻ mẫu giáo cho đến Đại hoc kể cả với người nước ngoài định cư tại Đức (đây là nước duy nhất tại Châu Âu không phân biệt giữa EU và Non-EU miễn phí cho mọi cấp giáo dục).
Hệ thống giáo dục Đức bao gồm 5 cấp độ với nhiều hình thức khác nhau cho mỗi cấp:
- Mẫu giáo và mầm non :die Elementarstufe mit den Kindergärten
- Tiểu học ( Primarbereich ) học tại các trường tiểu học(Grundschulen)
- Trung học cơ sở (Sekundarbereich I ) học tại các loại trường Hauptschule (dành cho học sinh trung bình và kém), Realschule ( dành cho học sinh khá) Gesamtschulen (trường dành cho mọi đối tượng học sinh)và Gymnasien(dành cho học sinh khá giỏi)
- Trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp ( der Sekundarbereich II. ) Cấp này học sinh học tại các trương dạy nghề ( berufliche Ausbildung ) trong hai loại cả buổi (Vollzeit-) hoặc vừa học vừa làm ( Teilzeitschulen ) hoặc học tiếp lên lớp 11 tới 13 trong các trường Gymnasien(dành cho học sinh khá giỏi)
- Giáo dục chuyên nghiệp (tertiären Stufe) là nói đến cấp độ tại các trường đại học cao đẳng (Hochschulen) và dạy nghề nâng cao ( Weiterbildung.)
Hệ thống giáo dục của Đức là một hệ thống mở , có nghĩa là học sinh có thể thay đổi loại hình đào tạo nếu có đủ khả năng cũng như trình độ. Các học sinh Real và Hauptschule sau khi tham gia học các trường học nghề có thể học tại các lớp học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Và nếu có bằng tốt nghiệp phổ thông thì có thể nộp đơn vào bất kì trường đại học hoặc cao đẳng nào . Các trường đại học không tuyển sinh mà chỉ xét dựa trên học bạ và điểm Abitur ngoại trừ một số ngành đặc biệt như âm nhạc, hoạ, thể thao…
6. GIAO THÔNG
Năm 1921, đường cao tốc(autobahn) AVUS đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Berlin.Đức là nước có mạng lưới giao thông dày đặc nhất thế giới, bao gồm 12.531 km đường cao tốc tính đến 01.01.2007 (Autobahn) và 41.386 km đường liên tỉnh. Nước Đức là nước duy nhất trên thế giới mà không có hạn chế tốc độ nói chung trên đường cao tốc. Điều quan trọng là mặc dù chi phí đi lại cho mỗi người dân trung Bình khá cao khoảng 150€/ tháng, nhưng hoàn toàn miễn phí đối với người nhận trợ cấp, & trẻ em dưới 6 tuổi.
7. AN SINH XÃ HỘI
Khái niệm an sinh xã hội là việc bảo vệ công dân trước những thăng trầm của cuộc sống, bao gồm tất cả những quy định và việc cung cấp tài chính trong cộng đồng, cho phép con người có thể sống mà không gặp phải những khó khăn cùng cực từ bên ngoài.
Thành phần chính của an sinh xã hội là bảo hiểm xã hội theo luật định, tức là do nhà nước quy định. Với tư cách là một hệ thống đoàn kết, có nghĩa là người có thu nhập cao thì đóng nhiều, người thu nhập thấp thì đóng ít, nó bảo vệ một cách hữu hiệu về mặt tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống và hậu quả của nó: Ví dụ như trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tai nạn ở nơi làm việc, không còn khả năng lao động hoặc cần có người chăm sóc. Điều này có ý nghĩa đối với những người được bảo hiểm cũng như thân nhân của họ.
Hệ thống bảo hiểm xã hội của Đức hiện nay bao gồm năm lĩnh vực, được gọi là “Năm trụ cột của bảo hiểm xã hội“. Đơn vị chủ quản của bảo hiểm xã hội không phải là cơ quan nhà nước, mà là tổ chức công cộng. Năm trụ cột của bảo hiểm xã hội là:
- Bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm y tế theo luật định
- Bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng theo luật định
- Bảo hiểm hưu trí theo luật định
- Bảo hiểm tai nạn theo luật định
Quỹ bảo hiểm xã hội hình thành từ lệ phí do người lao động và chủ thuê lao động đóng, về nguyên tắc mỗi bên một nửa. Mức lệ phí phải đóng tính theo phần trăm lương của người lao động, do Cơ quan hành chính tự quản quy định đối với bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn, do cơ quan lập pháp (Quốc hội) quy định đối với bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm chăm sóc, điều dưỡng. Hiện nay, lệ phí bảo hiểm y tế chiếm 14,6% tổng lương của người lao động, trong đó người lao động đóng 7,3% và chủ thuê lao động đóng 7,3%, lệ phí bảo hiểm hưu trí là 18,7%…
Những người không có công ăn việc làm hoặc thu nhập quá thấp sẽ được nhận trợ cấp xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu từ nhà nước, lấy từ tiền thuế.
CHLB Đức không chỉ đi theo nền kinh tế thị trường thuần túy, mà là nền kinh tế thị trường xã hội, nên hệ thống phúc lợi, an sinh xã hội của họ rất tốt.
Những người Việt Nam ở Đức hiện nay cũng được hưởng phúc lợi xã hội như người Đức.
Những người làm công, ăn lương thì cũng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định. Những người hành nghề tự lập thì không bắt buộc phải đóng bảo hiểm, nhưng cũng có thể tự nguyện đóng bảo hiểm xã hội theo luật định hoặc bảo hiểm tư nhân.
Khi đến tuổi nghỉ hưu, thông thường trong thời gian quá độ hiện nay là từ 65 tới 67 tuổi, một số có thể nghỉ từ 63 tuổi, nếu đã đóng 45 năm bảo hiểm hưu trí, người hưu trí sẽ được nhận lương hưu tùy theo mức độ họ đã đóng.
Đây cũng là một vấn đề đối với người Việt Nam ở Đức, vì phần lớn người Việt Nam hành nghề tự lập, thường chỉ đóng bảo hiểm y tế mà không đóng bảo hiểm hưu trí, hoặc đóng rất ít nên lương hưu sẽ rất thấp. Nếu những người này không có đủ tiền tiết kiệm dự trữ, họ sẽ phải xin tiền trợ cấp bảo đảm cơ bản lúc tuổi già (Grundsicherung), một dạng trợ cấp xã hội để đủ sống.
8. ĐỊNH CƯ Ở ĐỨC
Điều kiện định cư ở Đức
- Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 5 năm trở lên.
- Đảm bảo cuộc sống cho mình và các thành viên trong gia đình.
- Đủ điều kiện nhà ở theo quy định.
- Đã đóng tối thiểu 60 tháng vào quỹ bảo hiểm lương hưu trong diện bắt buộc hoặc tự nguyện, hoặc chứng minh đã tham gia vào một quỹ bảo hiểm tương ứng; thời gian nghỉ do đau ốm hoặc sinh con trong thời gian làm việc sẽ được xem xét.
- Có bằng cấp, giấy phép hành nghề phục vụ cho công việc cần thiết tại Đức.
- Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức.
- Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B1, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest).
- Không phạm tội tại CHLB Đức .
- Thừa nhận luật pháp CHLB Đức.
- Đạt yêu cầu về sức khỏe, đặc biệt là không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến thần kinh
- Từ bỏ quốc tịch mình đang có.
Một số hình thức định cư ở Đức phổ biến
Thẻ cư trú (Aufenthaltserlaubnis) | Thẻ xanh (Blauen Karte/EU) | Công dân Đức (Niederlasungserlaubnis) |
Khác với thị thực du lịch chỉ có thời hạn 3-6 tháng do đại sứ quán xét duyệt, thị thực dài hạn Aufenthaltserlaubnis sẽ do sở ngoại kiều cấp. Sau khi nhập cảnh vào Đức với thị thực dài hạn và đăng ký hộ khẩu thường trú (Anmeldung), sở ngoại kiều nơi bạn đăng ký hộ khẩu sẽ xét duyệt đơn xin gia hạn thị thực của bạn. Tuỳ vào lý do học tiếng, học đại học, đoàn tụ cùng người thân hoặc hợp tác lao động mà giấy phép cư trú Aufenthaltserlaubnis sẽ có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
Thẻ cư trú này thông thường áp dụng cho các trường hợp:
- Cư trú cho mục đích đào tạo (§§ 16-17 AufenthG)
- Cư trú với mục đích kiếm việc làm (§§ 18-21 AufenthG)
- Cư trú vì lý do luật pháp quốc tế, lý do nhân đạo, hoặc lý do chính trị (§§ 22-26 AufenthG)
- Cư trú vì lý do gia đình (§§ 27-36 AufenthG)
Đối với trường hợp đoàn tụ với người thân, vợ chồng thì người sang Đức đoàn tụ phải có tiếng Đức trình độ B1 (thay đổi từ A1 sang B1) thì mới được cấp thẻ cư trú dài hạn. Trường hợp me sinh con với người người đã nhập tịch Đức, thì chỉ được ở Đức đến lúc con 18 tuổi. Sau đó người mẹ có được tiếp tục định cư ở đức không vẫn phải xét các điều kiện cụ thể. Sau mỗi lần thẻ cư trú hết hạn, bạn phải cập nhập lại hồ sơ như bảng lương, hợp đồng làm việc hoặc khoản chứng minh đảm bảo tài chính để tiếp tục xin gia hạn.
Thẻ xanh EU là loại giấy phép cư trú tạm thời được nhà nước Đức cấp cho những người có trình độ đại học trở lên trong thời hạn 4 năm. Điều kiện để được cấp loại thẻ này là bạn phải có việc làm với mức lương sau thuế tối thiểu 33.060 Euro/1 năm. Đối với những người làm trong nhóm ngành hiện tại nước Đức đang cần lao động thì mức lương sau thuế tối thiểu là 25.800 Euro/1 năm là đủ điều kiện (đây là mức lương năm 2016 và có tính tương đối).
Nếu thời hạn của hợp đồng lao động dưới 4 năm, thẻ xanh EU sẽ được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao đồng cộng thêm 3 tháng. Bạn có thể gia hạn thẻ nếu đáp ứng các yêu cầu từ sở ngoại kiều và sở lao động. Để thay đổi công việc đã được đăng ký khi xin cấp thẻ trong vòng 2 năm đầu tiên làm việc, bạn cần thông báo và xin giấy phép từ 2 cơ quan kể trên. Những người được cấp Thẻ xanh có thể làm việc không chỉ trong nước Đức mà còn ở các quốc gia khác thuộc khối Liên minh Châu Âu.
Thẻ định cư dài hạn đã được nước Đức áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2005 the luật cư trú §9 Abs.2 Satz 1 Aufenthalt G. Người muốn được cấp thẻ định cư dài hạn phải có đủ một số điều kiện sau:
- Đã sở hữu 5 năm giấy phép lưu trú (Aufenthaltserlaubnis)
- Thu nhập đảm bảo cuộc sống cho bản thân hay gia đình (nếu có)
- Không hưởng trợ cấp xã hội hay thất nghiệp
- Đóng đủ 60 tháng hưu trí (Gesetzlichen Rentenversicherung)
- Không phạm tội ở Đức hay đang bị án treo
- Có trình độ tiếng Đức tương đương chứng chỉ B1 hoặc hơn (theo luật mới)
- Có đủ diện tích nhà ở theo luật định (tối thiểu 12m2/người)
Đối với người đã có thẻ xanh, sau khi làm việc đúng chuyên ngành trên 33 tháng sẽ được quyền cấp thẻ định cư tại Đức vĩnh viễn (Unbefristete Niederlassungserlaubnis). Nếu người đó có trình độ tiếng Đức B1 trở lên thì thời gian 33 tháng sẽ được rút ngắn thành 21 tháng.
Những trường hợp ngoại lệ được cấp thẻ định cư tại Đức dài hạn:
- Định cư ở Đức
- Có trình độ cao
- Có thẻ xanh (Blauen Karte/EU)
- Tự hành nghề kinh doanh
- Được ở lại vì lí do nhân đạo
- Có vợ/chồng quốc tịch Đức
- Người gốc Đức hồi hương.
9. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC ĐỊNH CƯ Ở ĐỨC
Định cư qua việc đầu tư kinh doanh
Thông qua việc đầu tư vào doanh nghiệp đang hoạt động
Việc lựa chọn vào những dự án phù hợp đã được Chính phủ phê duyệt là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp tăng khả năng thành công khi xin định cư tại Đức, mà còn tạo ra nguồn thu nhập từ khoản đầu tư của bạn. Chúng tôi luôn khuyến khích các nhà đầu tư cố gắng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho công dân Đức thông qua dự án đầu tư của mình, với mức đầu tư tối thiểu từ €300,000 đến €1,000.000. Dĩ nhiên, khoản đầu tư càng lớn, tỷ lệ xin định cư thành công càng cao.
Thông qua việc đầu tư lập doanh nghiệp mới
Các nhà đầu tư có thể chọn hình thức tự mở một công ty riêng với kế hoạch kinh doanh cụ thể. Trong quá trình thành lập và xét duyệt hồ sơ, sẽ có sự tham gia của nhiều cơ quan chính phủ với mục đích đánh giá giá trị tiềm năng mà doanh nghiệp mang lại cho kinh tế Đức. Chúng tôi khuyến khích các nhà đầu tư cố gắng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho công dân Đức thông qua doanh nghiệp của mình, với mức đầu tư tối thiểu để thành lập doanh nghiệp từ €350,000 đến €500.000, và nhà đầu tư phải có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Đức. Khoản đầu tư càng lớn, tỷ lệ xin định cư thành công càng cao.
Định cư thông qua chương trình DU HỌC NGHỀ ĐỨC
Đây là cơ hội tốt nhất hiện nay để có thể định cư Đức, chương trình có các tiêu chí cơ bản:
- Độ tuổi: từ 18 – 32
- Trình độ: Tốt nghiệp THPT
- Tiếng Đức trình độ B1
- Sức khỏe: Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lao động, du học. Theo quy định của Bộ y tế
- Chi phí: Mức chi phí rất hợp lý.
Đây là chương trình tốt và phù hợp nhất với người nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam muốn sang học tập, làm việc và định cư lâu dài ở Đức